You are currently viewing ANH CHỊ EM KHÔNG KÝ KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Khi anh chị em không chịu ký văn bản khai nhận di sản thừa kế; thì có thể xử lý theo hướng khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản tại Tòa án có thẩm quyền. Mời bạn đọc theo dõi nội dung tư vấn dưới bài viết để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về văn bản khai di sản thừa kế.

Văn bản khai nhận di sản thừa kế là gì?

Văn bản khai di sản thừa kế được anh chị em ký nhằm xác lập quyền tài sản với di sản người chết để lại. Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng, chứng thực là một trong các căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

  • Căn cứ theo Điều 58 Luật công chứng, người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
  • Về việc chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản tại UBND cấp xã, theo quy định tại Điểm h, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015, theo đó UBND cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản là nhà ở.
  • Tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND, người có thẩm quyền chứng thực có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Như vậy, văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được các đồng thừa kế ký tên. Trường hợp anh chị em không chịu ký văn bản khai thừa kế thì bạn có thể khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp về bất động sản: Căn cứ theo khoản 5 Điều 26; và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; thẩm quyền giải quyết thuộc về:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tại địa bàn huyện có nhà đất của người để lại thừa kế;
  • Nếu di sản là bất động sản không nằm trên địa bàn huyện thì Tòa án nhân dân huyện không có thẩm quyền giải quyết.

Tranh chấp về động sản: Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 và Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc về:

  • Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.
  • Trong trường hợp tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài; thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh; thành phố theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và gửi đến Tòa án có thẩm quyền

Hồ sơ gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện:
  • Di chúc ( nếu có);
  • Giấy chứng tử, quyết định Tòa án tuyên bố người để lại di sản đã chết;
  • Bản kê khai di sản;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản thừa kế: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh,..
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với di sản của người để lại di sản;
  • Tờ khai người từ chối nhận di sản ( nếu có)

Bước 2: Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ khởi kiện

Bước 3: Mở phiên Tòa sơ thẩm

Luật sư tư vấn thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế

  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại khi có tranh chấp về di chúc
  • Tư vấn cách xác định ai là người thừa kế; thời gian, địa điểm, thời điểm mở thừa kế; thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;
  • Tư vấn các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc: Hình thức, nội dung di chúc; điều kiện di chúc hợp pháp; thủ tục lập di chúc; sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc; hiệu lực di chúc; những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
  • Tư vấn các quy định về thừa kế theo pháp luật: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật; người hưởng thừa kế theo pháp luật; thừa kế thế vị
  • Tư vấn quy định về thanh toán và phân chia di sản; thừa kế có yếu tố nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế;
  • Trực tiếp tham gia thu thập chứng cứ liên quan đến vụ việc;
  • Đại diện theo ủy quyền khách hàng làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền.
  • Đại diện theo ủy quyền khách hàng tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Kiến nghị, hướng dẫn khách hàng khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng; khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục; trình tự…

Trên đây là một số quy định của pháp luật về Cách giải quyết khi anh chị em không ký văn bản khai nhận di sản thừa kế. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:

LUẬT SƯ QUANG SÁNG

Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727

Email: Ls.quangsang@gmail.com

Để lại một bình luận