You are currently viewing BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại sức khỏe bị xâm hại nhưng không khởi tố hình sự như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại. Người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường như thế nào? thủ tục khởi kiện như thế nào là hợp lý?

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường

Xét thấy bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại; là việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó, bên vi phạm có hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; ( xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác); mà giữa hai bên không tồn tại bất cứ một hợp đồng nào; là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài.

Do đó, Tòa án là nơi có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường cụ thể như sau:

  • Về thẩm quyền Tòa án theo cấp: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền (khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
  • Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: Tòa án nơi người gây thiệt hại cư trú (khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Do đó, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người gây thiệt hại cư trú.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Quyền khởi kiện

Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; quy định về quyền khởi kiện thì: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình; hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đơn khởi kiện

Theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện thì nội dung đơn khởi kiện bao gồm:

  • Thời gian, địa điểm làm đơn khởi kiện
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú
  • Thông tin người khởi kiện/người bị kiện/người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (nếu có): Ghi họ, tên, năm sinh, địa chỉ, CMND/CCCD (ngày cấp, nơi cấp), điện thoại liên lạc;
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề: Gồm nội dung khởi kiện và yêu cầu khởi kiện (nêu rõ, cụ thể từng vấn đề)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Ghi rõ tên chứng cứ, số lượng

Tài liệu, hồ sơ đính kèm

  • Giấy tờ nhân thân (CMND/CCCD; Sổ hộ khẩu,…bản sao chứng thực)
  • Các giấy tờ chứng minh thiệt hại ( giấy ra viện, biên bản giám định sức khỏe, giấy trị liệu, đơn thuốc,…)
  • Các giấy tờ chứng minh lối của người gây thiệt hại ( biên bản xác minh tai nạn,…)
  • Chứng cứ chứng minh thu nhập thực tế của người bị thiệt hại giảm sút hoặc mất do di chứng của tai nạn mang lại
  • Chứng cứ chứng minh phần thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị hoặc trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động.
  • Các tài liệu khác có liên quan;

Phương thức nộp đơn khởi kiện

Người khởi kiện có thể lựa chọn các hình thức sau đây để nộp đơn khởi kiện:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có); hoặc gửi thông qua dịch vụ công tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tòa án nhân dân (nếu có)

Mức án phí phải đóng khi khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14; quy định về mức thu, miễn; giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án; thì người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe; danh dự, nhân phẩm, uy tín được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

Trên đây là một số quy định của pháp luật về Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:

LUẬT SƯ QUANG SÁNG

Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727

Email: Ls.quangsang@gmail.com

Để lại một bình luận