You are currently viewing KHỞI KIỆN HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Khởi kiện Quyết định hành chính về quản lý đất đai là trình tự; thủ tục giúp người sử dụng đất đảm bảo được quyền và lợi ích của mình trước những sai phạm trong quá trình quản lý đất đai của cơ quan có thẩm quyền.

Quyết định hành chính trong quản lý đất đai, là những văn bản gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật tố tụng hành chính 2015, quyết định hành chính là:

  • Văn bản do cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc
  • Văn bản do người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành
  • Mục tiêu văn bản là quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính; được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Quyết định hành chính về đất đai là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan; tổ chức đó ban hành, quyết định về việc quản lý đất đai gồm:

  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, tr­ưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Quyết định bồi th­ường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư­;
  • Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất;
  • Quyết định xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Đối tượng khởi kiện

Quyết định hành chính về quản lý đất đai thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính có thể bao gồm:

  • Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan; tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
  • Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi; bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đã được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan; tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết; xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.

Người có quyền khởi kiện

Theo Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng hành chính đều có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  • Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền; nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.

Thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai

Theo Điều 116 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015; thời hiệu khởi kiện quyết định quản lý hành chính đất đai là 01 năm; kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính đó.

Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  • Một năm kể từ ngày nhận được; hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • Một năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước; người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

Thẩm quyền giải quyết khởi kiện

Theo Điều 30, 31, 32 Bộ luật tố tụng hành chính 2015, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khởi kiện liên quan đến quyết định hành chính quản lý về đất đai.

  • Tòa án nhân dân cấp huyện: khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của các cơ quan nhà nước cấp cao ở Trung ương: các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng tiếp nhận khiếu kiện quyết định hành chính; hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện

Theo các quy định của Điều 117 Bộ luật tố tụng hành chính 2015, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung theo Điều 118 Luật tố tụng hành chính;
  • Các tài liệu; chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện; bản sao quyết định hành chính về đất đai; đơn khiếu nại hành chính về đất đai hoặc quyết định; thông báo, kết luận về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai (nếu có)…;
  • Cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có); và bản sao các văn bản; tài liệu trong hồ sơ giải quyết khiếu nại hành chính đó.
  • Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);
  • Bản sao có chứng thực hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân của người khởi kiện.

Trên đây là một số quy định của pháp luật về Khởi kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:

LUẬT SƯ QUANG SÁNG

Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727

Email: Ls.quangsang@gmail.com

Để lại một bình luận