Ngân hàng phát mại tài sản thế chấp hay bán đấu giá tài sản thế chấp là một trong các biện pháp mà ngân hàng sẽ áp dụng khi bên vay không thanh toán đầy đủ và đúng hạn khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên, thủ tục này thường xảy ra rất nhiều tranh chấp giữa hai bên; Đôi khi là cả bên thứ ba khi bên thứ ba có các giao dịch liên quan đến tài sản bán đấu giá
Điều kiện để ngân hàng phát mại tài sản thế chấp
Thế chấp là một biện pháp bảo đảm do đó ngân hàng; chỉ được tiến hành xử lý tài sản thế chấp khi rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 299 BLDS 2015, cụ thể là:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn; do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định;
Việc xử lý tài sản thế chấp bằng phương pháp bán đấu giá tài sản; chỉ được thực hiện khi các bên trong hợp đồng thế chấp không có thỏa thuận lựa chọn phương thức xử lý khác quy định tại Điều 303 BLDS 2015.
Các trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký như sau:
Ngoài ra theo quy định tại Điều 298 BLDS 2015; thì đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện có hiệu của giao dịch bảo đảm; theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký như sau:
- Thế chấp quyền sử dụng đất;
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
- Thế chấp tàu biển.
Ngân hàng chỉ được tiến hành bán đấu giá tài sản trên khi giao dịch bảo đảm nêu ở trên đã được đăng ký biện pháp bảo đảm nếu không giao dịch bảo đảm sẽ vô hiệu.
Ngân hàng phát mại tài sản thế chấp cần làm gì?
Thông thường các tranh chấp với ngân hàng về tài sản thế chấp thường là cá nhân đem tài sản chung thế chấp; tài sản thế chấp đã được chuyển giao cho bên thứ ba trái quy định, …
Nhìn chung các tranh chấp trên đều từ các vi phạm chủ yếu của bên thế chấp; đôi khi là cả từ ngân hàng là ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba đang chiếm hữu tài sản thế chấp.
Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; thì chủ thể bị xâm phạm có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.
Quyền khởi kiện khi có tranh chấp về bán đấu giá tài sản thế chấp.
Theo quy định của Điều 186 BLTTDS 2015; thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình; hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; để khởi kiện vụ án tại Tòa có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo căn cứ trên; nếu có cơ sở cho rằng việc ngân hàng bán đấu giá tài sản thế chấp là sai quy định; và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình thì cá nhân; tổ chức có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
Trên đây là một số quy định của pháp luật về Việc phát mại tài sản thế chấp ngân hàng Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:
Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727
Email: Ls.quangsang@gmail.com