Khi người chưa thành niên gây ra thiệt hại, cha mẹ thường phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cha mẹ đều chịu trách nhiệm. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra có thể được xác định dựa trên các điều kiện:
- Có thiệt hại xảy ra; việc xác định thiệt hại được coi là tiền đề quan trọng phải có trước tiên. Phạm vi của trách nhiệm bồi thường hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiệt hại thực tế đã xảy ra.
- Có hành vi trái pháp luật; là hành vi gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật đó có thể do pháp luật cấm thực hiện; hoặc yêu cầu thực hiện nhưng chủ thể đã không thực hiện; hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng; thực hiện không đầy đủ nên đã gây thiệt hại.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; Chỉ khi nào xác định được rõ ràng rằng hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại; có ý nghĩa quyết định trong việc làm phát sinh thiệt hại thực tế; thì người đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Yếu tố lỗi (lỗi của cha, mẹ, người giám hộ, quản lý); Đối với trường hợp này thì yếu tố lỗi là không bắt buộc; đặc biệt là đối với chính người gây thiệt hại; lỗi ở đây chỉ có thể là lỗi suy đoán thuộc về cha; mẹ, người giám hộ, người quản lý hợp pháp của người chưa thành niên do họ thiếu trách nhiệm trong việc chăm sóc; giáo dục quản lý con cái chưa thành niên; quản lý người chưa thành niên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015; chủ thể chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha; mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
Đối với người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại trong trường học; thì cần căn cứ vào yếu tố lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về nhà trường hay cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ 15 tuổi;
Về nguyên tắc nếu nhà trường có lỗi thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường, nếu nhà trường không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ 15 tuổi bồi thường.
Trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp trẻ chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015, nguyên tắc bồi thường đối với chủ thể từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Với quy định trên, có thể luận giải pháp luật Việt Nam lấy mốc độ tuổi để đoán định năng lực chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, trẻ chưa thành niên được xem là có năng lực chịu trách nhiệm đầy đủ và là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Trách nhiệm của người giám hộ
Người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường; thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Trên đây là một số quy định của pháp luật về Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:
Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727
Email: Ls.quangsang@gmail.com