You are currently viewing QUYỀN ĐƯỢC MỜI NGƯỜI BÀO CHỮA
Quyền mời Người bào chữa và Quyền được tự bào chữa của người bị buộc tội luôn là vấn đề quan trọng vì gắn liền với quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định.

1. Người bào chữa là ai?

– “Người bào chữa” là người được “Người bị buộc tội” nhờ; hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định; và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa”.
– “Người bị buộc tội” bao gồm: Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
– Khoản 1 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định; “Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn”.
Như vậy, Bộ luật quy định cụ thể 03 đối tượng được quyền lựa chọn người bào chữa là:

1, Là Người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo),

2, Là người đại diện

3, Là người thân thích của người bị buộc tội.

2. Người bào chữa có quyền gì?

– Điều 73; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; có một số quy định mới về quyền của “Người bào chữa”, cụ thể:
– Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt; khi người bị bắt bị người tiến hành tố tụng lấy lời khai thì người bào chữa cho người bị bắt có quyền có mặt để nghe việc lấy lời khai. (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định người bào chữa có mặt khi người tiến hành tố tụng lấy lời khai của người bị bắt).
– Sau mỗi lần lấy lời khai; hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt; người bị tạm giữ; bị can. (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định người bào chữa có quyền này chỉ khi được sự đồng ý của Điều tra viên).
– Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian; địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian; địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này. (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định người bào chữa phải đề nghị với cơ quan tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm để có mặt khi hỏi cung bị can).
– Đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; biện pháp cưỡng chế. (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định người bào chữa có quyền này).
– Thu thập chứng cứ, kiểm tra; đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

3. Nên mời Người bào chữa khi nào?

Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ”. Đây là quy định mới cho phép người bào chữa được tham gia tố tụng sớm hơn.

Như vậy, thời điểm tốt nhất để mời Người bào chữa là ngay khi Người bị buộc tội bị bắt, tạm giữ, tam giam hoặc bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

LUẬT SƯ QUANG SÁNG – NƠI GỬI TRỌN NIỀM TIN VÀO CÔNG LÝ!

Hotline: 0966.871.495 – 0396.496.727 

Địa chỉ VP: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Để lại một bình luận