You are currently viewing THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ

Khi xảy ra tranh chấp di sản thừa kế thì cần phải làm gì. Hồ sơ khởi kiện bao gồm những gì. Cách xử lý khi xảy ra tranh chấp di sản thừa kếThủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế được quy định như thế nào. Những thông tin liên quan sẽ được giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.

Hình thức thừa kế theo quy định của pháp luật

Thừa kế theo di chúc

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Người được hưởng thừa kế theo di chúc khi người chết có để lại di chúc và di chúc đó có hiệu lực pháp luật, người thừa kế vào thời điểm mở thừa kế còn sống hoặc cơ quan, tổ chức vẫn còn tồn tại và không từ chối việc nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật

Trường hợp người chế không để lại di chúc hoặc di chúc do người đó để lại không hợp pháp thì di sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật. Hoặc trong trường hợp người chết để lại di chúc chỉ chia một phần tài sản còn một phần không chia thì phần không chia sẽ được thực hiện chia thừa kế theo pháp luật.

Những cơ sở giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế

Các trường hợp có thể yêu cầu để giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

  • Di chúc không có hiệu lực do người lập di chúc vào thời điểm lập không đủ tỉnh táo, minh mẫn hoặc bị ép buộc lập di chúc. Hoặc di chúc vi phạm về hình thức được quy định theo pháp luật. Trong di chúc quy định về điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội.
  • Việc chia di sản trong di chúc không đảm bảo quyền lợi của các đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mất khả năng lao động.
  • Người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ đối với phần di sản được hưởng thừa kế.
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan được hưởng di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện đối với di sản thừa kế

Thời hiệu khởi kiện đối với di sản thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm đối với động sản; kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình; hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm; kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Hồ sơ khởi kiện

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Di chúc
  • Bản kê khai di sản
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản
  • Giấy tờ liên quan đến việc từ chối nhận di sản (nếu có)

Thủ tục khởi kiện

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan

Bước 3: Tiến hành hòa giải

Bước 4: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử

Ngoài ra vụ án còn có thể được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu rơi vào trường hợp kháng cáo, kháng nghị theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Trên đây là một số quy định của pháp luật về Thủ tục giải quyết tranh chấp về Thừa kế. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:

LUẬT SƯ QUANG SÁNG

Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727

Email: Ls.quangsang@gmail.com

Để lại một bình luận