Hai cấp xét xử là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp ở nước ta nói chung; trong đó có tư pháp dân sự. Nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền Kháng cáo; và yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự Phúc thẩm. Vậy hồ sơ, trình tự, thủ tục Kháng cáo được thực hiện như thế nào? cùng luật sư tìm hiểu.
Kháng cáo là gì?
Kháng cáo là quyền cơ bản của công dân khi cho rằng bản án, quyết định của tòa án không đúng quy định pháp luật. Người có quyền kháng cáo thể hiện sự không đồng tình của mình về các quyết định của Tòa án trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án hoặc quyết định đó.
Người có quyền kháng cáo vụ án dân sự
Theo quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 chỉ rõ:
Người có quyền kháng cáo vụ án dân sự là đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Nội dung chính của đơn kháng cáo
Tại Khoản 1 Điều 272 BLTTDS nội dung chính của đơn kháng cần có sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo
- Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Thời hạn kháng cáo
Theo quy định tại Điều 273 BLTTDS 2015:
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày; kể từ ngày tuyên án, đối với đương sự, đại diện cơ quan; tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng; thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ; đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày; kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
- Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính; thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Kháng cáo thay
Những trường hợp kháng cáo thay được quy định tại Khoản 3, 4, 5 Điều 272 BLTTDS như sau:
Người kháng cáo quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015; nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo; của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo; người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan; tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan; tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ; tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Theo đó BLTTDS không quy định bắt buộc chỉ có đương sự mới có quyền tự mình kháng cáo; mà vẫn có thể ủy quyền hoặc một số cơ quan tổ chức đại diện có thể thực hiện việc kháng cáo thay.
Nơi tiếp nhận đơn kháng cáo dân sự
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 272 BLTTDS quy định nơi tiếp nhận đơn kháng cáo như sau:
Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án; quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm; thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của BLTTDS.
Trường hợp thay đổi, bổ sung rút, kháng cáo
Theo quy định tại Điều 284 BLTTDS 2015; các trường hợp thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo được quy định chi tiết như sau: 6
- Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này; thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi; bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
- Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm; người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo; nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo hết.
- Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm; người kháng cáo có quyền rút kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo.
Như vậy, để thực hiện việc kháng cáo hợp lệ cần chú trọng những yếu tố như quyền kháng cáo; đơn kháng cáo, thời hạn kháng cáo để đảm bảo thủ tục kháng cáo được chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của các đương sự.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật sư về Thủ tục kháng cáo bản án dân sự. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:
Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727
Email: Ls.quangsang@gmail.com