You are currently viewing TRUẤT QUYỀN THỪA KẾ NHƯ THẾ NÀO?
ÁN TREO - GIẢM NHẸ

Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là chuyển dịch tài sản từ người đã mất sang người còn sống. Thừa kế gồm có: thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.

Căn cứ Điều 624 và Điều 649 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

  • Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế; điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Truất quyền thừa kế là gì?

Truất quyền thừa kế không phải là thuật ngữ pháp lý; nhưng theo khoản 1 Điều 626 Bộ Luật dân sự 2015 quy định; người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Do đó, có thể hiểu truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế không muốn để lại tài sản của mình cho người nào đó, và việc này được ghi vào di chúc hợp pháp. Nếu không có việc truất quyền này thì người đó có thể đương nhiên nhận thừa kế hợp pháp.

Bị người lập di chúc truất quyền thừa kế

Căn cứ khoản 1 Điều 626 Bộ Luật dân sự 2015; quy định về người lập di chúc có quyền trất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Do đó, có thể hiểu trường hợp bị truất quyền thừa kế theo di chúc là do người lập di chúc tự chỉ định người không được không được hưởng di sản và ý chí người này được ghi vào di chúc hợp pháp.

Bị truất quyền thừa kế theo pháp luật

Căn cứ khoản 1 Điều 621 Bộ Luật dân sự 2015; quy định về người không được hưởng di sản như sau:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng; sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng; hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự; nhân phẩm của người đó.
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác; nhằm hưởng một phần; hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
  • Người có hành vi lừa dối; cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người trên vẫn được hưởng di sản nếu như người để lại di sản biết những hành vi trên nhưng theo ý chí tự nguyện vẫn để lại cho những người đó.

Thủ tục truất quyền thừa kế

Khi tiến hành lập di chúc thì ta có thể tiến hành truất quyền thừa kế của ai đó trong bản di chúc. Căn cứ theo Điều 636 Bộ Luật dân sự 2015; quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.

Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc; không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng; và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự; và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trên đây là một số quy định của pháp luật về Truất quyền thừa kế. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:

LUẬT SƯ QUANG SÁNG

Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727

Email: Ls.quangsang@gmail.com

Để lại một bình luận