You are currently viewing TỰ VỆ, PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG LÀ GÌ
BÀO CHỮA HÌNH SỰ

Tự vệ, Phòng vệ chính đáng được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015:

“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Theo đó, Phòng vệ chính đáng là hành vi tự vệ, chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe.Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ; đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước; của tổ chức, của mình hoặc của người khác.

Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không; phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án; Trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc. Họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp; phương tiện thích hợp để chống trả; nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ; chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Mục đích của phòng vệ chính đáng nhằm tự vệ gạt bỏ sự tấn công; nghĩa là hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công.

Hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả; không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp.

Do được quy định không phải là tội phạm; nên hành vi phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là toàn bộ thông tin, quy định về Phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:

LUẬT SƯ QUANG SÁNG

Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727

Email: Ls.quangsang@gmail.com

Để lại một bình luận