Khi bị thiệt hại thì cá nhân có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại đó bồi thường. Tuy nhiên nhiều trường hợp; bên gây thiệt hại không có khả năng; hoặc cố tình không bồi thường thì người bị thiệt hại phải khởi kiện thế nào?
Người gây thiệt hại phải bồi thường như thế nào?
Điều 13 Bộ luật Dân sự quy định:
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Theo quy định trên, chỉ có 02 trường hợp cá nhân, pháp nhân không được bồi thường thiệt hại là khi các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.
Do đó, nếu một người bị xâm phạm quyền dân sự như quyền được bảo vệ hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… hoặc nghĩa vụ trong hợp đồng thì có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Tuy nhiên, có một số trường hợp sau đây, cá nhân không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
- Bên tặng cho không biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo và có thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho (Điều 461 Bộ luật Dân sự).
- Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 541 Bộ luật Dân sự).
- Thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do sự kiện bất khả kháng; hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại mà không có thỏa thuận hoặc luật không có quy định khác (khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự).
Do đó, về nguyên tắc, nếu không có thỏa thuận hoặc không có quy định khác thì người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho người khác.
Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại?
Khi nào được khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại?
Khi hai bên thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người bị thiệt hại có thể thực hiện thủ tục khởi kiện đồi bồi thường.
Theo khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trong đó, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm thiệt hại về tính mạng; sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức.
Đồng thời, theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Do đó, nếu một người bị thiệt hại ngoài hợp đồng do các hành vi xâm phạm nêu trên; thì có thể tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình khởi kiện tại Tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự; cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện phải gồm các nội dung:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
- Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Ngoài đơn khởi kiện; nếu có các bằng chứng chứng minh mức thiệt hại của bản thân; như hóa đơn chữa trị, hóa đơn tàu xe, đi lại… thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin, quy định về Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:
Phone: 0966.871.495 – 0396.496.727
Email: Ls.quangsang@gmail.com